Ai Cập: Người tiên phong công nghệ biofloc

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Eslam Elsamadony là một trong những người tiên phong ứng dụng công nghệ biofloc trong NTTS ở Ai Cập. Từ một người có ý định bỏ nghề, nay anh có thể cung ứng cho thị trường 50 tấn cá rô phi mỗi năm.

Anh Eslam đi thăm ao nuôi tại Faiyum. Ảnh: Thefishsite

Khi mới bắt tay vào lắp đặt hệ thống biofloc tại Faiyum, khó khăn lớn nhất Eslam phải đối mặt là không ai ở trang trại biết vận hành hệ thống này, do đó đích thân anh phải chuyển giao và hướng dẫn các bạn trẻ. Do thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình vận hành xảy ra ít nhiều sai sót. “Ban đầu tôi cũng hơi sốc vì hệ thống tiêu tốn quá nhiều điện, xét về bài toán kinh tế tôi thấy cũng không khả thi cho lắm. Nhưng bù lại, sau 7-8 mùa thu hoạch mà lượng nước chúng tôi chỉ tiêu tốn 30-40% so với trước đây, tôi mới thấy nhẹ nhõm với quyết định của mình”, anh Eslam cho biết.

Cá rô phi giống tại Faiyum. Ảnh: Thefishsite

Hiện anh đang thiết kế lại Faiyum, xây thêm bốn nhà kính và các ao chứa nước thải được tái sử dụng cho việc tưới tiêu các ao nuôi trong khu vực, đồng thời lắp đặt một số khu ương trứng. Tổng diện tích dự án vào khoảng 2 mẫu. Hiện nay trại nuôi Faiyum có thể sản xuất 50 tấn cá rô phi mỗi năm, được thực hiện trong 2-3 vụ thu hoạch khi cá đạt trọng lượng 450 gram/con. Hệ thống biofloc của Faiyum hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi các chất hữu cơ như amonia thành đạm vi sinh vật mà cá có thể ăn và hấp thụ; từ đó giúp giảm thiểu được lượng thức ăn cần bổ sung.

Eslam cho biết khi lắp đặt hệ thống biofloc vào trại nuôi Faiyum, anh yêu cầu cao đối với hệ thống sục khí, bởi vì hoạt động vi sinh vật đòi hỏi một lượng lớn oxy. Ngoài ra, mực nước không được vượt quá 1,25 m, nếu không có thể dẫn tới thiếu khí sục tại đáy áo và gây ra tình trạng lắng cặn.

Mô hình biofloc tại Faiyum. Ảnh: Thefishsite

Khởi động một ngày như bao ngày bình thường khác, anh Eslam thường tới các ao nuôi để quan sát điều kiện và “sự thèm ăn” của cá, đánh giá mức độ tập trung của các hạt floc trong nước. Nếu cao hơn mức tối ưu, có nghĩa phải giảm lượng thức ăn hoặc thêm 10% nước. Đồng thời anh không quên lấy mẫu nước để phân tích.

Khi được hỏi về những thuận lợi và bất lợi của hệ thống biofloc, anh Eslam cho biết: “Điều tuyệt vời nhất của hệ thống này là tiết kiệm nước. So với sản lượng thu hoạch thì lượng nước tiêu thụ là quá ít. Ngoài ra, đây là hệ thống khép kín, chứa trong đó là các vi khuẩn có lợi, do đó giúp cải thiện hệ thống an ninh sinh học và ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh. Không chỉ có vậy, hệ thống này giúp giảm lượng thức ăn lên tới 25%, nhờ đó làm tăng lợi nhuận và cải thiện chất lượng nước. Còn bất lợi duy nhất là hệ thống này tiêu tốn khá nhiều năng lượng để đảm bảo máy sục khí hoạt động liên tục”.

Với tấm bằng thạc sĩ trong lĩnh vực nuôi cá, anh Eslam Elsamadony hiện là giám đốc kỹ thuật của Trại nuôi Faiyum Biofloc, trưởng phòng hỗ trợ kỹ thuật của Aller Aqua Ai Cập, và là chuyên gia nuôi cá tại Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Ả Rập (AOAD). Ngoài ra, anh giữ vai trò là giám đốc điều hành và tư vấn cho một tổ chức các trại NTTS chuyên sâu như nuôi với hệ thống lọc tuần hoàn RAS hay ao vèo ở Ai Cập và các quốc gia Ả Rập.

>> Từ một trại nuôi được đánh giá là "có lỗi" trong khâu sản xuất và vấn đề nguồn nước, Faiyum hiện là trại nuôi sử dụng công nghệ biofloc với sản lượng cá cao nhất Ai Cập. Anh Eslam Elsamadony cũng vừa hỗ trợ các trại nuôi ở UAE, Jordan và Ả Rập Xê-út lắp đặt hệ thống biofloc.

An Vy (Theo Thefishsite)

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!