Dưỡng chất mới thay thế dầu cá và dầu thực vật

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Giá dầu cá và dầu thực vật tăng cao đã ăn mòn lợi nhận của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy họ phải tìm cách điều chỉnh công thức thức ăn đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Giá dầu cá nhảy vọt 

Trong thức ăn nuôi tôm, dầu cá đáp ứng được nhu cầu cholesterol cho tôm suốt giai đoạn lột xác và tăng trưởng. Tuy nhiên, trong vòng 3 – 4 năm qua, giá dầu thực vật tăng chóng mặt. Gần đây, mức giá trung bình của mặt hàng này đã tăng 1,5 lần so với giai đoạn quý I/2019 và tăng 2,5 – 3 lần so với mức giá trong quý II/2022 mà nguyên nhân chủ yếu do xung đột tại Ukraina. 

Cùng đó, giá dầu cá, đắt nhất trong các loại dầu nhưng lại là thành phần thiết yếu trong thức ăn thủy sản, đã không tăng mạnh cho đến giữa năm 2022. Sau đó, tuy nhiên, tốc độ tăng của giá dầu cá bắt đầu vượt lên trên các loại dầu khác và chạm mốc 5 USD/kg vào quý II/2023 sau khi Peru ban hành lệnh cấm khai thác cá cơm mới nhất, tăng gấp 3 lần mức giá quý I/2019. 

Lysophospholipids – giải pháp thay thế 

Lysophospholipids (LPL) là một sản phẩm của quá trình thủy phân enzyme có kiểm soát lecithin phospholipids. Nhờ đó, các phân tử của LPL ưa nước hơn do loại bỏ được một axit béo không cần thiết. Do ưa nước, LPL trở thành chất nhũ hóa tốt của dầu trong nước và có khả năng tăng cường tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả các chất béo thiết yếu và năng lượng từ chất béo. Do đó, bổ sung LPL sẽ giúp sử dụng các chất béo thiết yếu và năng lượng hiệu quả hơn. 

Trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm chứa LPL, điển hình như Aqualyso của công ty dinh dưỡng chăn nuôi Adisseo. Là một hãng sản xuất LPL công nghiệp, Adisseo đã phát triển sản phẩm Aqualyso chứa thành phần LPL phù hợp với nhu cầu của các đối tượng thủy sản nuôi. Doanh nghiệp này này cũng dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu LPL với hơn 15 năm kinh nghiệm. 

Một thử nghiệm gần đây đã được thực hiện tại cơ sở nghiên cứu IPB ở Bogor, Indonesia nhằm đánh giá khả năng của LPL về cắt giảm dầu cá trong thức ăn cá da trơn trong khi vẫn duy trì tăng trưởng và hiệu suất của thức ăn. Thử nghiệm trên 600 con cá da trơn trọng lượng 12 g/con thả vào 30 vèo lưới (2mx1mx1,5m) với mật độ 20 cá/vèo và cho ăn 2 lần/ngày suốt 62 ngày. 

Thử nghiệm được tiến hành với 6 nghiệm thức. Khầu phần đối chứng là chế độ ăn cơ bản không có bột cá với 31% protein thô (CP) và 7% chất béo được thiết kế để tối đa hóa tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm. Năm nghiệm thức iso – protein với công thức 31% CP, đồng thời giảm 0,5% dầu cá còn 5% chất béo và bổ sung Aqualyso STD 0,1% hoặc 0,15%. Mức giảm dầu cá giúp tiết kiệm 13 – 51 USD/tấn thức ăn chăn nuôi. 

Kết quả cho thấy, bổ sung 0,1% Aqualyso STD cải thiện đáng kể (p<0,05) hiệu suất tăng trưởng của nhóm cá được cho ăn khẩu phần có lượng dầu cá thấp hơn 1% và 1,5%. Đồng thời, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của những khẩu phần này giảm nhẹ so với thức ăn đối chứng. Thậm chí khi chất béo giảm 2%, phụ gia Aqualyso vẫn giúp duy trì hiệu suất tăng trưởng của cá tương đương nhóm đối chứng. Như vậy, khẩu phần giảm 1,5% dầu cá và bổ sung 0,1% Aqualyso STD không chỉ tạo hiệu suất tăng trưởng tốt nhất mà còn đạt chỉ số tích lũy năng lượng (HSI) cao nhất, lượng mỡ gan thấp nhất và chỉ số nội tạng (VSI) thấp nhất. Thử nghiệm trên các loài các khác như rô phi, cá vược hay cá hồi Atlantic, Aqualyso cũng giúp tối ưu sử dụng chất béo và giảm rủi ro rối loạn trao đổi chất do chất béo dư thừa tích tụ trong nội tạng.

Những tác dụng của LPL đến hiệu suất tăng trưởng đã được chứng minh trên các loài cá khác gồm rô phi, cá biển và cá hồi. Trên tôm, kết quả tích cực tương tự cũng được ghi nhận khi Aqualyso làm giảm tỷ lệ bổ sung dầu cá hoặc lecithin trong khi duy trì hiệu suất của thức ăn.

Trong khi giá dầu cá biến động liên tục, chủ yếu theo hướng đi lên, các chuyên gia công thức thức ăn thủy sản có thể sử dụng các sản phẩm chứa LPL để tạo ra thức ăn hiệu quả ở các ngưỡng chất béo và năng lượng ít hơn, từ đó cắt giảm đáng kể chi phí sản xuất. 

Đan Linh

(Theo Asia Aquaculture Pacific) 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!