Trong 10 năm qua, xuất khẩu tôm của nước ta tăng trưởng ổn định (trừ năm 2012, giảm do hội chứng tôm chết sớm). Giá trị tôm xuất khẩu luôn chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, đến năm 2014, đạt trên 4 tỷ USD. Hiện nay, tôm nước ta đứng thứ 3 thế giới về sản lượng và thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa đề xuất nâng hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu lên mức tối đa 84,1%, thay vì 83% như đã quy định trước đó tại Nghị định 36/NĐ-CP.
Từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam giảm mạnh so cùng kỳ năm ngoái, riêng quý I chỉ đạt gần 800 triệu USD, giảm 28%.
Bắt đầu từ tháng 5/2015, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ áp dụng hệ thống chuyên môn và kiểm soát thương mại (Trade Control and Expert System – TRACES) của EC. Nhiều thuận lợi sẽ được tạo ra từ TRACES.
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Chile được ký kết và có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng vọt. Song, thủy sản vẫn chưa tận dụng được lợi thế.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm tại Bình Định ước thực hiện đạt 21,8 triệu USD, giảm 21,6% so với năm 2014.
Trong tháng 4/2015, sản lượng thủy sản thu hoạch toàn tỉnh Đồng Tháp được 48.000 tấn cá (nuôi trồng). Riêng sản lượng cá tra đạt gần 32.500 tấn, nâng sản lượng cá tra thu hoạch 4 tháng đầu năm ước đạt gần 130.000 tấn.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hiện đang áp dụng thí điểm việc cấp chứng thư điện tử cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU qua hệ thống TRACES.
Xuất khẩu tôm quý I/2015 giảm sâu so với cùng kỳ nhiều năm nằm ngoài dự báo, đã gây lo lắng không nhỏ cho toàn ngành. Liệu trong quý II này, tình thế có đảo ngược?
Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, 4 tháng đầu năm, tổng số lô tôm xuất khẩu bị 3 thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản trả về do vướng chất cấm đã bằng gần 40% so với con số của cả năm 2014.