Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng, chỉ khi kết thúc mới dự đoán được chính xác các khả năng tương lai. Tuy nhiên, một nghiên cứu độc lập ở Mỹ đã dự đoán, các năm đầu thực hiện TPP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 37% và GDP của Việt Nam tăng 10 – 11%.
Bill Battle chăm chú ngó qua cửa chiếc xe tải hạng nhẹ đậu trong trang trại cá da trơn của mình, trang trại Pride of the Pond, gần Tunica, Mississippi. Đất đai nơi đây dẹp lép như chiếc bánh kếp, bị chia tách bởi những ao lớn, một số chứa đến 100.000 pound cá da trơn (1 pound = 453 gram).
Chương trình giám sát cá da trơn tiêu tốn 30 triệu USD của những người đóng thuế ở Mỹ mà không kiểm được một con cá sống nào, do đó đã có một nỗ lực để cắt giảm chi phí này từ ngân sách Liên bang.
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang là một trong những lựa chọn mang tính thực tế duy nhất cho việc đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu và cung cấp cho toàn thế giới trong tương lai, nhất là khi khai thác không thể phát triển bền vững.
Bernd Seiffert – Đầu mối quản lý lao động trẻ em trong ngành nông nghiệp của FAO, giải thích về lao động trẻ em trong ngành thủy sản và đề xuất biện pháp chấm dứt tình trạng này.
Quản lý nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại cấp độ khu vực (hoặc vùng) là một yêu cầu cơ bản đối với sự phát triển bền vững trong tương lai.
TS Nguyễn Quang Vĩnh (ảnh), một chuyên gia nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực tàu thủy trả lời phỏng vấn Thủy sản Việt Nam.
Một trong những nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất châu Âu nhận định, thị trường bán lẻ Anh có xu hướng quan tâm nhất đến giá cả; tuy nhiên, với giá quá rẻ, cá tra Việt Nam chưa chắc đã là một sự lựa chọn tốt.
Số liệu từ FAO cho thấy, thủy sản đang là loại hàng hóa thực phẩm được mua bán nhiều nhất, 102 tỷ USD năm 2008. Theo báo cáo tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2010, do nhu cầu thủy sản tăng nên nguồn lợi thủy sản thế giới ngày càng bị khai thác cạn kiệt. Giáo sư Daniel Pauly, nhà sinh học biển và giáo sư Đại học British Colombia cho rằng ngày nay con người đã ăn thủy sản quá nhiều.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là mối đe dọa đối với an ninh lương thực tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhiệt độ tăng cao, kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết bất thường (hạn hán, lũ lụt…) và sự lây lan của nhiều dịch bệnh liên quan động thực vật, tác động xấu tới sản xuất lương thực toàn cầu và hoạt động NTTS.
Cách đây 2 tuần, một chuỗi siêu thị lớn tại EU đã phàn nàn với một nhà xuất khẩu ở Việt Nam về hàm lượng muối cao trong các sản phẩm fillet cá tra mà công ty này xuất sang EU. Hàm lượng muối cao hầu hết do sử dụng chất bảo quản Sodium tripolyphosphate (STTP) quá mức. Thông thường, hóa chất này có tác dụng giữ nước, duy trì độ ẩm, dai trong sản phẩm thủy sản; do đó làm tăng trọng lượng hàng thủy sản đông lạnh.
Trước khi trở thành phóng viên chuyên trang ẩm thực cho Times Colonis, tôi từng là bếp trưởng 15 năm liền trong nhiều nhà hàng nổi tiếng tại Ontario và British Columbia.
Tháng 10 tới, Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) sẽ tổ chức hội nghị GOAL thường niên, và năm nay GOAL sẽ quay lại TP Hồ Chí Minh sau lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam cách đây 9 năm. Thông qua GOAL, những nhà lãnh đạo GAA muốn thực hiện sứ mệnh của mình trong việc nâng cao nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, bằng cách tạo ra một diễn đàn mà qua đó việc quản lý, lãnh đạo về phát triển, hợp tác, đào tạo được khuyến khích.
Cách đây 10 năm, các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên thế giới đã dự báo cá tra Việt Nam sẽ trở thành loài thủy sản nuôi đầy tiềm năng. Sản lượng cá tra tăng từ 100.000 tấn lên 1.000.000 tấn trong vòng 10 năm.