(TSVN) – Bệnh vi bào tử trùng (Microsporidian) do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thuộc họ Enterocytozoonidae gây ra hay còn gọi là bệnh chậm lớn. Ở Việt Nam, bệnh vi bào tử trùng xuất hiện từ năm 2015. Mặc dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho các hộ nuôi.
(TSVN) – Cùng với sự phát triển của ngành tôm, việc nuôi tôm mật độ cao ngày càng phổ biến, dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm nặng nề, là điều kiện cho mầm bệnh phát triển mạnh, trong đó phải kể đến ký sinh trùng. Khi ký sinh trùng tấn công, sẽ tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bùng phát, đặc biệt là bệnh phân trắng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ nuôi.
(TSVN) – Trong những năm qua ngành nuôi tôm đã hình thành nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao, tôm nuôi mật độ cao 200 – 300 con/m2 nước, góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi khi thu hoạch.
(TSVN) – Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong NTTS; là nhân tố chính quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, cá; nhưng việc kiểm soát nguồn nước lại rất khó khăn. AOcare Mineral Balance là sản phẩm của Skretting mới được giới thiệu ra thị trường, nhằm giúp quản lý và cải thiện chất lượng nước tốt hơn trong môi trường ao nuôi.
(TSVN) – Trong NTTS, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của tôm. Trong đó, stress ôxy hóa là vấn đề đang ngày càng được quan tâm trong nghề nuôi tôm hiện nay.
(TSVN) – Khoáng chất là thành phần có trong tất cả các mô của cơ thể, có vai trò quan trọng đối với đời sống động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng.
(TSVN) – Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chế biến dành riêng cho cá lóc. Vì vậy, để hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống (cá tạp), việc nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và phát triển công thức thức ăn chế biến phù hợp là cần thiết, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn công nghiệp và ương nuôi cá lóc bền vững.
(TSVN) – Thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn giống và suốt vòng đời còn lại của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Theo khảo sát, hầu hết các trại sản xuất tôm giống ở miền Trung và ĐBSCL ở nước ta, ngoài việc cho ăn xen kẽ Artemia và thức ăn tổng hợp, thì đều đang trộn các loại thức ăn tổng hợp khác nhau rồi cho ăn chung, ở cả giai đoạn Zoea, Mysis và Post Larvae. Tuy nhiên, hiện phần lớn các trại sản xuất giống ở nước ta sử dụng thức ăn vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
(TSVN) – Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy rằng, khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh hóa của động vật thủy sản, giúp chúng khỏe mạnh hơn, tăng khả năng thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường. Đối với tôm nuôi, chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh và lột vỏ liên tục, nên nhu cầu khoáng vi lượng đặc biệt cao.
(TSVN) – Việc xử lý môi trường nước trong quá trình nuôi tôm rất quan trọng và cần thiết, nhưng không phải biện pháp xử lý nào cũng mang lại hiệu quả và an toàn cho ao tôm. Hiện nay, rất nhiều người dân sử dụng các hóa chất công nghiệp để xử lý môi trường, tuy mang lại hiệu quả tức thì nhưng để lại các hệ lụy về tồn lưu hóa chất trong đất gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tôm trong những mùa vụ sau.