Đẩy mạnh ứng dụng nuôi tôm an toàn dịch bệnh

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngày 29/12, tại Sóc Trăng, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Sóc Trăng tổ chức Hội thảo Phát triển nuôi tôm nước lợ an toàn dịch bệnh vùng ĐBSCL.

Tham dự có ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia; ông Trần Đình Luân, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng; Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ NTTS; cùng đại diện các nhà khoa học, Trung tâm khuyến nông, Chi cục NTTS, Chi cục Thú y, nông dân các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang…

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, theo báo cáo của Cục Thú y, năm 2014 dịch bệnh xảy ra tại 250 xã của trên 20 tỉnh, 69 huyện thị, gần 50.000 ha. Diện tích dịch bệnh gia tăng qua các năm; theo đó, rủi ro trong nuôi tôm rất cao. Mục tiêu của Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm những mô hình nuôi tôm hiệu quả; tập trung vào các tác nhân gây bệnh, mùa vụ, giải pháp như thế nào; để phòng bệnh hiệu quả; hạn chế rủi ro. Trong đó, các yếu tố chính là con giống, môi trường, chăm sóc… cần được quản lý tốt.

Báo cáo tình hình nuôi và dịch bệnh trên tôm năm qua, ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản chia sẻ, tình hình dịch bệnh chung của cả nước, diện tích nuôi tôm ĐBSCL tăng 2,7 lần năm; sản lượng tôm cũng tăng nhanh, chiếm 75,2% sản lượng thủy sản cả nước (2013); tăng 100.000 tấn (2014). Dịch bệnh trên tôm tập trung 2 bệnh chính là đốm trắng, gan tụy, quan điểm đưa ra là phải chăng bệnh đốm trắng là do tác động thời tiết, tăng trưởng nuôi, người nuôi chưa thực sự tuân thủ nghiêm quy trình nuôi an toàn, phần nào liên qua đến chất lượng giống hiện nay. Về bệnh đốm trắng thì Sóc Trăng là địa phương đứng đầu về bệnh tôm; 2014 riêng đốm trắng 51,78% tổng diện tích bị bệnh cả nước. Theo đó, cần tập trung vào các yếu tố: quy hoạch, thủy lợi nuôi tôm hiện là thiết kế cho nông nghiệp, không phù hợp với sự phát triển mạnh của ngành tôm, các địa phương ĐBSCL cần lưu ý hơn về quy hoạch của từng vùng cũng như cả trung ương. 2014, Bộ trưởng yêu cầu hoàn thiện quy hoạch nuôi tôm nước lợ; Chất lượng giống: trung tâm sản xuất giống tại ĐBSCL không nhiều, đạt 20%, phụ thuộc vào miền Trung, Nam bộ; nên vấn đề kiểm dịch giống còn bất cập; Kiểm soát môi trường dịch bệnh: 3 năm qua bệnh gan tụy, đốm trăng phát triển mạnh, quy trình kỹ thuật và mùa vụ thả không được thực hiện tốt; Thuốc, hóa chất các chất xử lý cải tạo môi trường: giá thức ăn tăng cao, chính phủ cũng đã quan tâm tới điều này nhằm tạo lợi nhuận và điều kiện cho người dân; cùng đó là chất lượng các chất xử lý cải tạo môi trường chưa đảm bảo, hiệu quả không cao, đặc biệt chất bổ sung không có tác dụng, cùng đó là các chế phẩm vi sinh… Do đó, định hướng trong thời gian tới: duy trì diện tích, tập trung nuôi tôm sinh thái, đầu tư hạ tầng nuôi tôm tập trung, nguồn vốn thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm, xây dựng hệ thống hiện đại hóa trong tương lai sẽ hoàn thiện; nâng cao công tác quản lý chất lượng giống; phát triển nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao kết hợp với quản lý chặt các yếu tố trong nuôi tôm, áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP. Năm 2015, Ban chỉ đạo phòng chống bệnh tôm sẽ tập trung phòng trừ 2 bệnh đốm trắng, hoại  tử gan tụy; công tác khuyến ngư tiếp tục phổ biến mô hình nuôi tôm hiệu quả, tuân thủ lịch thời vụ, công tác quản lý tiên tiến, chuyển từ công tác khuyến ngư sang dịch vụ khuyến ngư.

Ông Trần Đình Luân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết, nuôi tôm là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng thiệt hại về nuôi tôm và yếu tố môi trường lớn, giải pháp nuôi tôm an toàn dịch bệnh giảm thiểu rủi roc ho người dân là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.

Tại Hội thảo, đại diện các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp đã trình bày báo cáo nghiên cứu dịch bệnh trên tôm cũng như những giải pháp cần thiết. Như Tiến sỹ Nguyễn Tấn Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thủy sản, ĐH Nha Trang đã giới thiệu nuôi tôm theo quy trình vi sinh, nuôi đa cấp đang triển khai rất có hiệu quả; kỹ thuật thả giống, giảm mật độ nuôi, quản lý chất lượng nước, cho ăn khoa học, bổ sung khoáng chất cho tôm nuôi. Công ty TNHH Khoa Kỹ sinh vật Thăng Long chia sẻ, sản xuất thức ăn giúp người nuôi tôm thành công, giá thành thức ăn những năm qua có nhiều biến động, chia sẻ với người nuôi, ổn định sản xuất và chất lượng giá thành hợp lý, tìm kiếm nguyên liệu mới như phun trực tiếp vào thức ăn, giá bột cá từ Peru và Namgile. Bên cạnh đó, Công ty đã đi đầu nghiên cứu sản xuất con giống; đưa sản phẩm chất lượng. Công ty triển khai các trạm phục vụ kỹ thuật miễn phí, tư vấn cho người nuôi. Sóc Trăng có 4 trạm tại những vùng nuôi trọng điểm. Công ty cũng giới thiệu kỹ thuật thả tôm giống mới của trại giống Hisentor nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chê bệnh EMS, tạo thành công cho người nuôi tôm; kênh phân phối rộng khắp, giúp người dân tiếp cận tốt hơn.

Cũng tại Hội thảo, những thắc mắc của người nuôi tôm vùng ĐBSCL về tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ; con giống, vật tư đầu vào… cũng được các nhà khoa học, quản lý nhà nước giải đáp.

Linh Chi

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!