Hà Tĩnh: Thủy sản điêu đứng vì mưa lũ

Chưa có đánh giá về bài viết

Hơn 1 năm trước nghề nuôi trồng thủy sản đã giúp nhiều hộ dân “đầu trần chân đất” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thành những triệu phú, tỷ phú. Tuy nhiên, kể từ sau sự cố môi trường biển bị đầu độc (tháng 4/2016) và đợt lũ kép hồi đầu tháng 10/2016 lĩnh vực thủy sản rơi vào thảm cảnh “treo” ao đầm, càng nuôi càng thua lỗ, mất trắng.

Nuôi tôm “treo” ao

Xã Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên) có 17 cơ sở nuôi tôm với diện tích 47 ha. Năm 2015 sản lượng tôm toàn xã đạt 380 tấn nhưng theo ông Đặng Trọng Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã, năm nay các hộ nuôi tôm hầu như không thả giống, một số hộ cố gắng sản xuất với mong muốn vớt vát thu nhập nhưng cũng mất trắng hoặc thua lỗ nặng. “Đáng ra bây giờ bà con đã sẵn sàng ao đầm để thả nuôi vụ mới nhưng vì càng nuôi càng lỗ nên hiện tỷ lệ thả nuôi đến nay mới chỉ đạt khoảng 30%”, ông Thạch buồn rầu cho hay.

Đi dọc bãi cát ven biển xã Cẩm Dương, rất nhiều ao đầm nằm trơ đáy, đìu hiu, khác hẳn với cảnh mua bán nhộn nhịp, sôi động của hơn một năm về trường. Anh Dương Chí Dũng, một chủ đầm tôm nói: “Năm nay mất nặng quá! Lời lãi mấy năm qua quay vòng đầu tư trở lại nay thì cụt hẳn cả vốn lẫn lời. Bây giờ chẳng ai mặn mà nuôi tôm nữa, như nhà tôi đây có nuôi cũng chỉ vài ba hồ cầm chừng rứa thôi”.

Người nuôi thất thần bên ao tôm

Người nuôi thất thần bên ao tôm – Ảnh: Nguyễn Nga

Theo anh Dũng, năm nay, dù thả nuôi đến vụ thứ 4 rồi nhưng ao tôm vẫn chưa có thu hoạch, cứ thả xuống được ít ngày, bơm nước biển vào là tôm chết, số tôm sống sót cũng không thể phát triển được. Để tránh rủi ro, anh chọn giải pháp an toàn là tạm dừng nuôi.

Chung số phận, anh Phan Xuân Toản, một trong số ít những chủ nuôi tôm ở Cẩm Dương mạnh dạn thả 3/7 ao nuôi. Dù có nhiều kinh nghiệm nhưng năm nay hồ tôm của gia đình anh cũng thiệt hại nặng. Đợt đầu năm, cánh đồng tôm của anh có cho thu hoạch 10 tấn tôm. Sau đó anh tiếp tục thả thêm 4 ao, mỗi ao 30 – 45 vạn con, khi lấy nước từ biển vào thì tôm bắt đầu đổ bệnh và chết. Biết nước biển bị ô nhiễm, anh bàn bạc với các cổ đông tạm dừng một thời gian. “Cách đây ít ngày tôi mới bắt đầu vệ sinh ao hồ nuôi trở lại. Bước đầu tôi chỉ thả 3 ao, một phần do thiếu kinh phí, một phần muốn thăm dò trước, nếu ổn thì mới thả tiếp. Chưa bao giờ nghề nuôi tôm khó khăn như lúc này”, anh Toản chia sẻ.

Lồng bè nuôi cá đặc sản ở Hộ Độ bị sóng lũ đánh tan tành

Lồng bè nuôi cá đặc sản ở Hộ Độ bị sóng lũ đánh tan tành

Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho biết, theo quy hoạch toàn huyện có 350 ha nuôi tôm, đến nay đã triển khai được 120 ha, chủ yếu tập trung ở xã Cẩm Dương và Cẩm Hòa. So với những năm trước, năm nay các hộ nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn. Địa phương đang tiếp tục theo dõi diễn biến môi trường nước biển để khuyến cáo người dân tái sản xuất. Tuy nhiên, đầu tư nuôi tôm cần nguồn vốn lớn, trong khi bà con đã thua lỗ mấy vụ liên tiếp nên Trung ương, tỉnh cần có chính sách đặc thù hỗ trợ các hộ nuôi trồng vốn ưu đãi, sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Hà nhấn mạnh.

 Mất trắng hơn 2.400 tấn thủy sản

Người nuôi tôm ở Cẩm Dương lao đao vì sự cố môi trường nhưng 32 hộ nuôi cá đặc sản lồng bè ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà phải gánh chung “một cổ hai tròng”, vừa thiệt hại do sự cố môi trường vừa bị lũ kép ập đến cuốn mất trắng hàng chục tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1952) đại diện 20 hộ nuôi cá chẽm, cá hồng mỹ thôn Vĩnh Phú, xã Hộ Độ cho biết, trận lũ ngày 14/10 cuồn cuộn sóng lớn đã đánh trôi 20 lồng cá của ông và các hộ dân xuống khu vực Cửa Sót; ước thiệt hại 12  – 15 tấn cá, tương đương khoảng 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, xã Hộ Độ có đến 60 lồng bè khác cũng bị nước lũ cuốn trôi cách vị trí nuôi 2 – 5 km. Theo ông Toàn, hầu hết các hộ nuôi cá trên sông Hộ Độ đều vay tiền ngân hàng để đầu tư, riêng tổ hợp 20 lồng của ông và các hộ khác bình quân mỗi hộ vay trên dưới 100 triệu đồng.

Bên kia sông, ngôi nhà lụp xụp của vợ chồng anh Trương Quang Dần (SN 1974), chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1982) chỉ có duy nhất chiếc xe máy là có giá trị. Vợ chồng anh Dần muốn thoát cái “mác” cận nghèo nên cầm cố hết tài sản vay mượn 175 triệu đồng từ ngân hàng và 30 triệu đồng lãi suất cao đầu tư nuôi 2 lồng cá chẽm, hồng mỹ. Từ tháng 4 đến tháng 9/2016 thị trường ế ẩm, cá không bán được nên cả hai vợ chồng thay nhau đi làm thuê vừa kiếm tiền mua thức ăn cho cá (mỗi ngày hết 400 nghìn đồng) vừa trả lãi ngân hàng (mỗi tháng phải trả 4 triệu đồng), đùng một cái đợt lũ kép từ ngày 14/10 đến đầu tháng 11 đánh tan hết tất cả lồng bè, cá tuồn ra ngoài sông, thiệu hại hàng trăm triệu đồng.

Chị Thủy bơ phờ nói: “Người ta càng làm càng giàu còn chúng tôi càng làm càng nghèo. Trước không nợ ngân hàng đồng nào rứa mà hai năm nay số nợ đã trên 200 triệu đồng. Bây giờ làm không đủ nuôi 4 đứa con ăn học và trả lãi thì khả năng trả nợ gốc chơi vơi lắm”.

 
>> Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, đợt lũ kép vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi thủy sản trên địa bàn. Cụ thể, có 2.306 ha bị thiệt hại (trong đó, mặn lợ 431 ha

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!