Thực hiện các giải pháp bảo vệ nuôi trồng thủy sản trong điều kiện nắng nóng

Chưa có đánh giá về bài viết

Vụ xuân hè năm 2019, toàn tỉnh thả nuôi 19.000 ha thủy sản; trong đó, nuôi nước lợ 3.734 ha, nước ngọt 13.603 ha, nước mặn 1.313 ha và 350 ha tôm thẻ chân trắng, phấn đấu đạt sản lượng 57.340 tấn thủy sản.

Người dân xã Mai Lâm (Tĩnh Gia) chăm sóc tôm thẻ chân trắng.

Trong điều kiện nắng nóng kéo dài như hiện nay, nhiệt độ cao tạo nên sự chênh lệch lớn trong môi trường ao nuôi, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của thủy sản. Để hạn chế thiệt hại, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang chủ động hướng dẫn các hộ nuôi thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản. Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nuôi trồng thủy sản, chỉ thả giống khi điều kiện thời tiết thích hợp.

Người dân xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) thực hiện các biện pháp chăm sóc thủy sản nước ngọt.

Đồng thời tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng, cơ sở nuôi; tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản, cập nhập thông tin và thông báo kịp thời đến các cơ sở nuôi. Khuyến cáo người dân không nên nuôi thủy sản tại những nơi nguồn nước không bảo đảm chất lượng. Thả giống với mật độ phù hợp và chăm sóc đúng kỹ thuật để hạn chế thiệt hại do nắng nóng và các hiện tượng thời tiết bất thường gây ra. Đối với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh và duy trì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp theo quy định và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Duy trì mực nước trong ao nuôi tối thiểu từ 1,3-1,5m, nếu cần cấp nước bổ sung thì nước cấp phải được xử lý trước khi cấp. Đồng thời, chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy và giảm thiểu thiếu oxy cục bộ.

Lê Hợi

Theo Báo Thanh Hóa

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!