Hội chứng Zoea 2: Biện pháp phòng ngừa (Phần 2)

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hội chứng Zoea 2 là một trong những tác nhân gây tỷ lệ sống thấp trong sản xuất ấu trùng tôm giống. Nguyên nhân gây hội chứng Zoea 2 ở ấu trùng tôm giống thẻ chân trắng chưa được xác định rõ (như đã trình bày ở phần 1: Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei), nên việc tuân thủ các biện pháp quản lý sức khỏe và đảm bảo an toàn sinh học (ATSH) trong trại giống là cần thiết.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO, 2003), các biện pháp phòng ngừa có thể được tóm tắt như sau:

Về cơ sở hạ tầng

Các trại sản xuất tôm guống cần phải thiết kế và có sơ sở đảm bảo an toàn sinh học như có các khu vực sản xuất riêng cho từng bộ phận, từng giai đoạn.

Tuân thủ các nguyên tắc vận hành

Áp dụng các thủ thục vận hành chuẩn (SOPs) và toàn bộ nhân viên trong trại giống cần cam kết để thực hiện.

Xây dựng và thực hiện các nguyên tắc an toàn sinh học (ATSH), thực hiện thông qua Tiếp cận phân tích mối nguy hiểm kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).

Sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất trại tôm giống

Bảng 1: Sử dụng hóa chất trong trại giống (FAO, 2003)

Sử dụng trong trại tôm giống Hóa chất Nồng độ khuyến cáo (các phần của thành phần hoạt hóa)
Xử lý nước biển đầu vào Sodium hypochlorite (1) 20 ppm cho không dưới 30 phút (hoặc 10 ppm cho không dưới 30 phút)
Tạo kết tủa kim loại nặng ở nước biển đầu vào EDTA Tùy thuộc hàm lượng kim loại nặng trong nước
Xử lý nước thải Sodium hypochlorite >20 ppm cho không dưới 60 phút
Xác định sự hiện diện của Chlorine trong nước Ortho-toluidine 3 giọt cho 5 ml mẫu nước (2)
Trung hòa chlorine trong nước được xử lý Sodium thiosulfate 1 ppm cho mỗi 1 ppm Chlorine dư
Tạo kết tủa kim loại nặng trong: nước bể tôm bố mẹ và nước bể ấp EDTA Phải được xác định dựa vào mức độ kim loại nặng tại vị trí, đến 20 ppm hoặc cả hai ở mức 20 – 40 ppm
Khử trùng tôm bố mẹ ngay khi kiểm dịch Iodine-PVP

Formalin

20 ppm

50 – 100 ppm

Khử trùng tôm mẹ sau khi cho đẻ Iodine-PVP 20 ppm trong 15 giây (ngâm)
Rửa và khử trùng trứng Iodine-PVP hoặc

Formalin và Treflan

50 – 100 ppm trong 1 – 3 phút, (hoặc 10 – 60 giây)

100 ppm trong 30 giây

0,05 – 0,1 ppm (to reduce fungal infections)

Loại bỏ ấu trùng yếu Sodium hypochlorite 20 ppm
Loại bỏ sinh vật ký sinh trên ấu trùng Formalin Lên đến 20 – 30 ppm trong 1 giờ với sục khí đầy đủ
Kiểm tra stress tôm hậu ấu trùng Formalin (3) 30 phút
Khử vỏ trứng nghỉ Artemia Caustic soda (NAOH) và Chlorine 40 g trong 4 mL (8 – 10% thành phần hoạt hóa)
Khử trùng nauplii của Artemia Sodium hypochlorite hoặc

Chloramine-T

hoặc cả hai

20 ppm

 

60 ppm trong 3 phút

Xử lý nước trong các bể cho đẻ và ấp Treflan 0,05 – 0,1 ppm
Ngâm chân Sodium (calcium)

hypochlorite solution

>50 ppm (hoặc >100 ppm)
Khử trùng dụng cụ (thùng chứa, ống, lưới…) Sodium hypochlorite

hoặc

Muriatic acid

20 ppm (hoặc 30 ppm)

 

10% solution

Khử trùng tay Iodine-PVP hoặc

Alcohol

20 ppm

70%

Vệ sinh và khử trùng bể dùng cho tôm đẻ, ấp trứng, lưu giữ nauplii và postlarvae, ấp Artemia Sodium hypochlorite

và/hoặc

Muriatic acid (4)

30 ppm (hoặc 20 – 30 ppm)

 

Dung dịch 10% (pH 2 – 3)

Khử trùng các bể đã được vệ sinh và khử trùng trước đó trước khi bắt đầu chu trình sản xuất mới Muriatic acid Dung dịch 10%
Khử trùng các bể nuôi tảo Sodium hypochlorite

theo sau là

Muriatic acid

10 ppm

 

Dung dịch 10%

Khử trùng các hệ thống lọc cát Sodium hypochlorite

hoặc Muriatic acid

20 ppm

Dung dịch 10% (pH 2 – 3)

Khử trùng các hệ thống lọc qua màng Sodium hypochlorite

hoặc Muriatic acid

10 ppm

Dung dịch 10% (pH 2 – 3) trong 1 giờ

Rửa các dụng cụ chuẩn bị thức ăn (dao, bàn, máy trộn, máy tạo viên…) Iodine-PVP 20 ppm

(1) hoặc Calcium Hypochlorite;

(2) Sự hiện diện của Chlorine được chỉ thị bởi màu vàng;

(3) Ðộ mặn thay đổi cũng có thể được sử dụng;

(4) Trước đây, Muriatic acid đề cập 3:1 của HCl và HNO3, nhưng nay đề cập 34 – 37% HCl.

 

Đánh giá sức khỏe

Cần phải tiến hành đánh giá sức khỏe thường xuyên (2 lần/ngày) để xác định chất lượng của ấu trùng tôm.

Bảng 2: Mô tả mức chẩn đoán sức khỏe được sử dụng trong các trại sản xuất tôm giống

Mức 1 Quan sát động vật và môi trường. Kiểm tra dựa vào các đặc điểm thô
Mức 2 Kiểm tra chi tiết hơn bằng kính hiển vi quang học và soi (mẫu) tươi, có hoặc không nhuộm màu và vi khuẩn học cơ bản.
Mức 3 Sử dụng các phương pháp phức tạp hơn như các kỹ thuật phân tử và chẩn đoán miễn dịch (đó là PCR, dot blots…)

 

Chăm sóc đàn tôm bố mẹ

Tôm bố mẹ cần được tuyển chọn, có đủ giấy tờ nguồn gốc xuất xứ và không mang các mầm bệnh WSSV, IHHNV, TSV, YHV và các bệnh khác. Khi nhập tôm bố mẹ về trại cần đảm bảo thực hiện cách ly và xác định an toàn dịch bệnh trước khi đưa vào sản xuất.

Thức ăn sử dụng cho tôm bố mẹ phải được đảm bảo và không nhiễm các virus quan trọng hoặc đã được tiệt trùng. Tránh nhiễm chéo từ thức ăn trong quá trình chuẩn bị.

Tất cả các quá trình nuôi vỗ, bắt tôm bố mẹ cho sinh sản, trả tôm về lại hồ nuôi dưỡng… cần phải tối ưu và thực hiện đúng các nguyên tắc ATSH. Các yếu tố môi trường, nhiệt độ cần điều chỉnh phù hợp cho đàn tôm bố mẹ được phát triển tốt và không bị stress trong giai đoạn trước và sau khi sinh sản.

Bảng 3: Kích thước túi lọc và ngưỡng nhiệt độ phù hợp cho từng giai đoạn trong sản xuất tôm giống

Giai đoạn sử dụng Kích thước túi lọc, (µm) Nhiệt độ (oC)
Tôm bố mẹ <15 28 – 29
Ấu trùng <5 28 – 32
Bể đẻ và ấp trứng <0,5 – 1 28 – 30
Nuôi tảo 0,5 18 – 24

Chăm sóc ấu trùng

Giai đoạn rửa Nauplii: cần phải thực hiện, để ngăn ngừa nhiễm vi sinh vật. Phương pháp rửa có thể sử dụng các loại hóa chất như Treflan (0,05 – 0,1 ppm), iodine – PVP (50 – 100 ppm trong 1 – 3 phút), dung dịch Chloramin – T (60 ppm trong 1 phút, rồi rửa sạch bằng nước biển sạch) hoặc formalin (300 ppm trong 30 giây và rửa lại nước sạch).

Ương nuôi và chăm sóc ấu trùng: Sức khỏe và chất lượng ấu trùng tôm bị ảnh hưởng nhiều từ chất lượng nước, chế độ cho ăn, loại thức ăn sử dụng, cách chăm sóc quản lý, hóa chất và liều lượng sử dụng… Đề bầy tôm giống có chất lượng cao thì cần phải quan sát, đánh giá tôm thường xuyên, hàng ngày để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Dinh dưỡng cho ấu trùng và quản lý thức ăn: Các loại thức ăn tươi sống như vi tảo tươi, Artemia phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và ATSH. Các khu vực sản xuất và chuẩn bị thức ăn tươi phải được vệ sinh và không có các rủi ro về các mầm bệnh có thể đưa vào hệ thống sản xuất. Các loại thức ăn tổng hợp cần phải có nguồn gốc xuất xứ và bảo quản đúng cách.

Trên đây là những phương pháp cơ bản để phòng ngừa hội chứng Zoea 2 trong trại sản xuất giống. Để ngòng ngừa được hiệu quả cần phải tuân thủ các quy tắc về an toàn, vệ sinh, chăm sóc quản lý… Đặc biệt, các loại hóa chất sử dụng phải có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng.

Elanco

Bảng 4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ấu trùng tôm và các biện pháp kiểm soát

Yếu tố Tác động Biện pháp kiểm soát Tiêu chuẩn
Mật độ thả quá cao Stress; Ăn thịt; Chất lượng nước nghèo Giảm mật độ 100 – 250 nauplii/lít
Chất lượng nước nghèo

– Nước biển (A)

– Nước bể (B)

Tử vong

Chậm lột xác

Dị hình

Cải thiện chất lượng nước thông qua lọc, xử lý Chlorine và/hoặc tiệt trùng (A), tăng cường thay nước (B) Lọc < 5μm, Carbon hoạt hóa, xử lý Chlorine (10 ppm) theo sau là ozone trung tính và UV, thay nước 20 – 100%/ngày
Thời gian thả giống kéo dài Tăng tỷ lệ nhiễm bệnh của ấu trùng thả sau Hạn chế số ngày trong trại thả giống 3 – 4 ngày cho một đơn vị
Cho ăn nghèo nàn (Chất lượng và/hoặc tần suất) Ăn thịt lẫn nhau

Suy dinh dưỡng

Sinh vật bám

Chất lượng nước nghèo

Chương trình cho ăn thích hợp; Những kiểm tra thường xuyên về tiêu thụ thức ăn và chất lượng nước Cho ăn cứ mỗi 2 – 4 giờ đến mức thỏa mãn với các loại thức ăn chất lượng cao
Chất lượng và/hoặc số lượng tảo Tử vong ở các giai đoạn zoea;

Bám bẩn ấu trùng

Hàng ngày đếm và kiểm tra chất lượng Chaetoceros hoặc Thalassiosira 80.000 – 130.000 tế bào/mL
Nauplii của Artemia Nguồn vi khuẩn dẫn đến tử vong Khử trùng Nauplii của Artemia hypochlorite mức 20 ppm thành phần hoạt hóa

Công ty TNHH Elanco Việt Nam có đầy đủ các sản phẩm xử lý nước và chăm sóc sức khỏe cho ấu trùng. Với các sản phẩm sát trùng Aquasept® A, Virkon™ A giúp xử lý nước nhanh và hiệu quả. Complex Iodine Solution (86558211/02) là sản phẩm tối ưu trong việc sát trùng, tắm đàn tôm nuôi hay rửa nauplii; Deocare A giúp hấp thu khí độc. Bên cạnh đó, bộ sản phẩm ProteAQ™ Stomi® và ProteAQ™ MineralFix cung cấp đủ các khoáng thiết yếu, nâng kiềm nhanh chóng cho nước sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi còn có những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho ấu trùng như Aqua C® (85625470/03), Mivisol®, Coforta® A, Growmix® Shrimp, Supastock®... cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho đàn tôm nuôi, giúp tôm bố mẹ nhanh thành thục, ấu trùng tôm tăng sức miễn dịch, sức khỏe tốt và phát triển nhanh.

Để biết thêm thông tin về các sản phẩm sử dụng trong trại sản xuất giống thủy sản, xin vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Elanco Việt Nam, theo hotline 1800 556 808.

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!