(TSVN) – Nhờ tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực kể từ đầu năm 2022, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam ngày càng tăng.
(TSVN) – Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Nhật đạt 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là thị trường có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng hàng hóa, theo đó, để gia tăng thị phần tại đây, Tham tán Việt Nam tại Nhật Bản đã có những khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
(TSVN) – Theo VASEP, trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 894 triệu USD, tăng 89,6% so cùng kỳ năm 2021. Điều đáng nói là giá cá tra đang liên tiếp xác lập các đỉnh mới, đẩy giá trị xuất khẩu cá tra tăng cao tại hầu hết các thị trường.
(TSVN) – Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này. Như vậy, đến nay FSIS đã công nhận 19 nhà máy cá tra Việt Nam được phép xuất khẩu vào Mỹ.
(TSVN) – Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Saudi và Bộ NN&PTNT đã gửi hồ sơ đề nghị cung cấp giấy phép xuất khẩu cho 25 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, trong đó bao gồm mặt hàng cá ngừ. Nếu được thông qua, Việt Nam đặt kỳ vọng xuất khẩu cá ngừ sẽ có sự bước phát triển đột phá.
(TSVN) – Sau khi giảm mạnh trong năm 2021 do đại dịch COVID-19, xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chủ yếu là cá tra, basa sang Algeria đang phục hồi. Dù lượng nhập khẩu vào Algeria không nhiều nhưng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
(TSVN) – Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), mới đây, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) đã công bố thêm 2 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á – Âu.
(TSVN) – Hiệp định EVFTA đã mở rộng cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, tạo lợi thế vượt trội về giá bán tại thị trường EU. Cùng đó, xung đột giữa Nga và Ukraine chắc chắn sẽ làm thay đổi lịch sử và tạo ra một diện mạo mới của châu Âu không chỉ về địa chính trị mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế. Xuất khẩu vào EU trong đó có nhóm hàng thủy sản chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới.
(TSVN) – Theo thống kê thương mại của Bộ tài chính Nhật Bản, khối lượng xuất khẩu các sản phẩm surimi (trừ xúc xích cá) trong 3 tháng đầu năm đạt 3.048 tấn, tăng 16% so cùng kỳ năm ngoái; trị giá tăng 14%, đạt 2,7 tỷ JPY (21,16 triệu USD) – mức cao kỷ lục nhờ lượng hàng đi Trung Quốc, Đài Loan, Australia, Ả Rập Saudi, Hàn Quốc và Mỹ tăng vọt.
(TSVN) – Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), quý I/2022, xuất khẩu cua, ghẹ của Việt Nam đạt gần 52 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức cao nhất trong 5 năm qua, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.