Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước mới có thể đuổi kịp nước láng giềng Trung Quốc để trở thành trung tâm chế biến cá thịt trắng, cho dù Việt Nam có lợi thế chi phí lao động rẻ hơn. Những người trong ngành kinh doanh thủy sản nước ngoài đều nhìn thấy rõ điều này.
Tôi đã có cơ hội đi thăm nhiều trại nuôi tôm khắp các tỉnh thành, đặc biệt là miền Tây để khảo sát tình hình nuôi tôm tại Việt Nam.
Các hệ thống siêu thị đang phát triển thịnh vượng ở Việt Nam sẽ tác động lớn tới doanh số bán lẻ mặt hàng thủy sản. Đối tượng khách hàng tiềm năng chính là những người trẻ tuổi, chuộng tới siêu thị mua thực phẩm hơn các khu chợ thủy sản truyền thống vì sự tiện nghi và hiện đại của siêu thị.
Việt Nam đặt mục tiêu tăng 4,5% trị giá xuất khẩu thủy sản năm nay sau khi con số năm ngoái giảm 1,2 tỷ USD.
Các hãng sản xuất thực phẩm đang cạnh tranh nhau gay gắt bằng công cụ giá rẻ và điều này vô tình tạo ra sự hỗn độn của chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và những thách thức trong công tác quản lý. Thực tế, rất nhiều vụ bê bối thực phẩm đã khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào các kênh bán lẻ và các thương hiệu hàng hóa bởi những sản phẩm này có nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Người ta sử dụng kháng sinh tràn lan và bừa bãi từ nhiều thập kỷ nay, không chỉ trong ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) mà cả việc khám chữa bệnh cho con người, hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ngành thủy sản Việt Nam đang bị đe dọa bởi lượng chất thải công nghiệp ngày càng gia tăng tại ĐBSCL đã và đang gây ra những hiểm họa ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm; đặc biệt với ngành thủy sản nước ngọt gồm loài cá nuôi chủ đạo tại khu vực sông Mê Kông là cá tra, basa và cá rô phi.
Sản phẩm đạt các chứng nhận chất lượng bền vững luôn được ưu ái trên thị trường quốc tế; tuy nhiên các hãng xuất khẩu tại Việt Nam đều không sử dụng VietGAP bởi chứng nhận này quá mờ nhạt so những tiêu chuẩn quốc tế khác. Như vậy, mục tiêu để VietGAP được thế giới công nhận dường như quá xa vời khi nhiều công ty nhập khẩu tại nước ngoài không yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận này.
Hầu hết khách hàng mua thủy sản mà không hề biết hay đặt nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó. Thẳng thắn mà nói, chính bản thân tôi đã từng không quá chú ý tới việc tôi đang mua sản phẩm thủy sản bền vững hay không bền vững. Và sau đó tôi đã nhận ra rằng khi chúng ta mua và sử dụng thủy sản, chúng ta đang tạo ra một dấu ấn lên chính hệ sinh thái.
TPP là một hiệp định thương mại tự do, được ký kết giữa 12 quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và chiếm tới 40% tổng giá trị thương mại toàn cầu.
Dù gặp phải không ít rào cản, nhưng tôi tin Pangasius không dễ bị lật đổ tại thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ. Loài cá này đã phải gồng mình đấu tranh một cách thầm lặng để giữ vững vị thế và danh tiếng.
Khi Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố sẽ thoái lui TPP, thì một vài đối tác thương mại của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương lại đang trông chờ vào một hiệp định khác – được coi là “thế thân” của TPP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Nếu so sánh với lịch sử lâu đời của nghề khai thác, thì nghề nuôi thủy sản vẫn là một ngành công nghiệp non trẻ và đang trải qua nhiều thăng trầm trên chặng đường phát triển. Nhưng đã đến lúc ngành thủy sản cần phải tiến lên một bước cao hơn, đó là hướng tới sự bền vững.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngành thủy sản có nhiều cơ hội tận dụng, thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nhiều quốc gia có ý định sản xuất tại Việt Nam. Tại châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… đều muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam vì hàng hóa sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ với chi phí lao động thấp hơn các nước khác.