Bài học đắt giá trong xuất khẩu cá tra

Chưa có đánh giá về bài viết

Doanh nghiệp Việt Nam ký “hợp đồng hợp tác chiến lược” bán cá tra với doanh nghiệp Bỉ. Kết quả, cá tra xuất khẩu bị trả về, doanh nghiệp Việt Nam còn bị Bỉ kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Luật sư Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký VIAC, giới thiệu vụ kiện và nêu lên bài học cho doanh nghiệp.

Vụ kiện

Đây là vụ kiện đòi bồi thường vì chất lượng cá tra kém. Theo “hợp đồng hợp tác chiến lược”, doanh nghiệp Bỉ là đại diện độc quyền của doanh nghiệp Việt Nam trên các thị trường ở châu Âu, Australia và Mỹ La tinh. Mỗi tháng, doanh nghiệp Việt Nam cung cấp 30 container cá tra, trong vòng 12 tháng. Sau đó, hai bên ký với nhau 4 hợp đồng mua bán cá tra, doanh nghiệp Bỉ lấy hàng xuất sang các đối tác nước ngoài nhưng tất cả bị đối tác nước ngoài từ chối nhận, trả về cho doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Bỉ gửi thư cho doanh nghiệp Việt Nam hủy bỏ “hợp đồng hợp tác chiến lược” và đòi tiền hoa hồng 997.000 USD đối với các container hàng cá bị trả lại và cả tiền hoa hồng khác lẽ ra được hưởng nếu chất lượng cá không kém. Doanh nghiệp Việt Nam có đơn kiện lại, yêu cầu doanh nghiệp Bỉ thanh toán tiền lưu kho, vận chuyển đối với hợp đồng mua bán số 1 và lãi suất chậm thanh toán đối với các hợp đồng mua bán.

bài học đắt giá trong xuất khẩu cá tra

 Quan điểm của doanh nghiệp Bỉ, do doanh nghiệp Việt Nam vi phạm điều khoản về chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng, dẫn đến doanh nghiệp Bỉ mất các khoản hoa hồng mà thực chất là những khoản chênh lệch giá giữa các hợp đồng. Quan điểm của doanh nghiệp Việt Nam, không vi phạm về chất lượng, bởi việc kiểm tra chất lượng do một giám đốc kiểm soát của doanh nghiệp Bỉ phụ trách; thời điểm giao hàng luôn thực hiện bởi yêu cầu của doanh nghiệp Bỉ.

 

Bài học

Luật sư Châu Việt Bắc nêu ra một số “bài học kinh nghiệm”. Về đơn kiện, khi một bên khởi kiện bên kia ra trước trọng tài, việc kiện lại của bị đơn phải dựa trên các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà nguyên đơn đã khởi kiện. Mặc dù các hợp đồng khác có thỏa thuận trọng tài nhưng việc kiện lại của bị đơn chỉ nằm trong phạm vi thỏa thuận trọng tài đối với hợp đồng mà nguyên đơn đã khởi kiện.

Về yêu cầu bồi thường thiệt hại. Các khoản thiệt hại được bồi thường phải là những khoản thiệt hại thực tế xảy ra, có cơ sở chứng minh. Một bên không thể giả định các khoản thiệt hại để yêu cầu bồi thường. Khi yêu cầu bồi thường, các bên cần cung cấp chứng cứ chứng minh: có vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế xảy ra. “Tuy nhiên, nếu rơi vào các trường hợp bất khả kháng, dù cho hội đủ các điều kiện nêu trên, bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm; điều này phù hợp nguyên tắc thiện chí trong kinh doanh”, luật sư Bắc nhấn mạnh.

Ở đây, bài học cho doanh nghiệp kinh doanh cá tra Việt Nam hiển nhiên là đắt giá, đã tốn nhiều công sức và tiền của nhưng cá bán không được, bạn hàng chí cốt cũng khó xây dựng lại.

luật sư hồ việt bắc>> Luật sư Châu Việt Bắc nhận định, “hợp đồng hợp tác chiến lược” chỉ nêu những vấn đề nguyên tắc, cam kết giữa các bên với dự kiến đặt hàng, không có cơ sở để khẳng định chắc chắn mức hưởng chênh lệch giá là bao nhiêu hoặc tất cả các giao dịch đó có hoàn tất như dự định hay không. Chính vì thế, các khoản thiệt hại mà doanh nghiệp Bỉ nêu ra chỉ là dự đoán chủ quan, không có cơ sở thuyết phục. Cho nên, VIAC không chấp nhận yêu cầu của doanh nghiệp Bỉ.

Sáu Nghệ

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!