Dùng biện pháp sinh học để khống chế vi khuẩn Vibrio gây bệnh trên tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Vibriosis là tên gọi chung của những bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong nuôi tôm. Những bệnh này có thể gây chết tỷ lệ lên đến 100%, gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm. Một trong những bệnh liên quan đến Vibrio gây hậu quả nặng nề là Hội chứng tôm chết sớm (EMS), còn được gọi là bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong thập kỷ qua.

Hiểu về Vibrio

Vibrio spp là thuộc họ vi khuẩn Vibrionaceae, gram âm, di động và kỵ khí tùy ý, tồn tại trong môi trường nước và phổ biến trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Thực tế, không phải tất cả các loài vi khuẩn Vibrio đều gây bệnh. Nhiều loài Vibrio không gây bệnh và có thể được tìm thấy ở tôm khỏe mạnh. Tuy nhiên, vi khuẩn Vibrio có thể chuyển từ trạng thái chung sang gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh trong một số điều kiện môi trường nhất định. Các thông số môi trường quan trọng cho sự chuyển hóa và bùng phát dịch bệnh do Vibrio bao gồm nhiệt độ nước, ôxy hòa tan, hàm lượng amoniac, chất hữu cơ và hàm lượng kim loại nặng.

Nguồn: Viện Sinh học phân tử LOCI

Các bệnh do Vibrio gây ra trên tôm nuôi

Một số loài Vibrio đã được xác định là mầm bệnh chính, bao gồm V. parahaemolyticus và V. harveyi đã được mô tả là loài gây bệnh chính trên tôm. V. harveyi là một trong những tác nhân gây bệnh phát sáng, gây tử vong hàng loạt ở các hệ thống nuôi ấu trùng penaeid trên cả tôm sú và TTCT. Vi khuẩn phát sáng được tìm thấy trên vỏ giáp, mang và ruột. Có thể gây bệnh ở tất cả các giai đoạn này nhưng phổ biến ở giai đoạn giống.

Hội chứng tôm chết sớm hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) là một bệnh do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra.  V. parahaemolyticus là một loại vi khuẩn ưa nước mặn phân bố ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới ven biển trên khắp thế giới. AHPND thường ảnh hưởng đến tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm (dưới 40 ngày tuổi). Bệnh phân trắng (WFD) cũng là một trong những bệnh có liên quan đến Vibrio. Somboon và cộng sự. (2012) báo cáo 7 loài Vibrio được phân lập từ TTCT (L. vannamei) bị phân trắng trong nghiên cứu gồm V. vulnificus, V. fluvialis, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V damselae (Photobacterium damselae), V. mimicus và V. cholera.

Ngoài ra, một số chủng có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính ở người, thường xảy ra sau khi ăn hải sản bị ô nhiễm.

Dấu hiệu tôm nhiễm Vibrio

Tôm bơi lờ đờ; Giảm ăn; Gan tụy bị hoại tử và biến màu với sự xuất hiện của các cục; Cơ thể đổi màu hơi đỏ; Vàng mang; Xuất hiện các mảng trắng ở cơ bụng; Melanin hóa; Xuất hiện các u hạt; Hoại tử và viêm các cơ quan khác nhau, chẳng hạn như cơ quan lympho, mang, tim…; Phát sáng.

Biện pháp ngăn ngừa nhiễm Vibrio

  1. Giữ nồng độ Vibrio dưới ngưỡng tối đa

Vibrio tổng số trong nước ao103 – 104 CFU/mL

Vibrio tổng số trong ruột tôm 105 CFU/g

Trong đó:

Khuẩn lạc xanh: 102 CFU/mL

Khuẩn lạc vàng: 103 CFU/mL

  1. Sử dụng tôm giống sạch bệnh SPF (specific pathogens free)
  2. Thực hiện chặt chẽ các biện pháp an toàn sinh học
  3. Sử dụng chế phẩm sinh học để chống lại vi khuẩn Vibrio gây bệnh, các vi khuẩn cơ hội

Các vi khuẩn probiotic duy trì chất lượng nước tốt thông qua việc hấp thụ hoặc phân hủy trực tiếp các chất hữu cơ trong nước. Một số chủng thường được sử dụng cho mục đích này bao gồm: Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Nitrosococcus sp., Bacillus sp., Aerobacter sp., và Pseudomonas sp.

Ngoài ra, probitic còn được sử dụng như các biện pháp dự phòng và điều trị tăng cường sức khỏe động vật thông qua dinh dưỡng. Hơn nữa, việc sử dụng chế phẩm sinh học, prebiotics, synbiotics, nước xanh, biofloc, cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa và kiểm soát sự bùng phát vi khuẩn Vibriosis. Các vi khuẩn probiotic có thể được sử dụng để loại trừ Vibrio gây bệnh, cơ hội khỏi hệ thống bằng các cơ chế cạnh tranh với Vibrio để lấy chất dinh dưỡng và không gian hoặc tạo ra các chất sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio cơ hội trong hệ thống.

Tóm lại, để quản lý Vibrio cần tập trung quản lý chất thải, giảm chất hữu cơ trong hệ thống nuôi.

Bộ đôi khống chế Vibrio của Anova

Bộ đôi khống chế Vibrio của Anova

 

NOVA-BACCI: Tập trung vào nâng cao hấp thu và chuyển hóa thức ăn giảm chất thải, cạnh tranh chỗ bám Vibrio trong ruột.

NOVA-POND CARE: Phân hủy nhanh chất hữu cơ, xác tảo. Cải thiện hệ vi sinh có lợi cho ao, khống chế Vibrio gây bệnh.

 

BỘ PHẬN KỸ THUẬT THỦY SẢN

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH ANOVA

36 Đại Lộ Độc Lập, KCN VSIP, P. Bình Hòa, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương

Website: www.anova.com.vn - Email: info@anova.com.vn

Tải App: Anova (App Store /CH Play) -

Tel: 0274.3782770 (317 - ThS Châu)

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!