Hậu Giang: Tăng thu nhập nhờ ấp trứng ốc bươu đen

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Theo Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, mô hình nuôi ốc bươu đen trong mương vườn hiện nay đã và đang phát triển nhân rộng góp phần tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình trên đơn vị diện tích đất sản xuất của nhiều hộ nông dân trong tỉnh Hậu Giang.

Trứng ốc được ấp nở rồi thả ra sống tự nhiên trong mương vườn để chăm sóc quản lý. Ảnh: TTKNHG

Điển hình là mô hình của anh Huỳnh Văn Nhiên – ấp Khánh Hội B, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Anh Nhiên đã tận dụng nuôi ốc mỗi năm tăng thêm thu nhập trên 100 triệu đồng.

Gia đình anh Nhiên có diện tích 0,8 ha đất vườn trồng cây ăn trái đã nhiều năm nay. Năm 2019 anh Nhiên chuyển sang cải tạo lại vườn và trồng mít Thái cho thu nhập ổn định. Anh Nhiên kết hợp mô hình nuôi ốc bươu đen dưới mương vườn rất dễ nuôi góp phần tăng thêm nguồn thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất, cũng như tận dụng phế phẩm từ trái mít non, mít hư thối để làm thức ăn tự nhiên cho ốc. Năm 2022, anh Nhiên đã đi tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người đã thành công và tìm hiểu thêm nhiều thông tin đại chúng cũng như từ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp tại địa phương anh Nhiên mạnh dạn đã tìm mua 10 kg trứng ốc bươu đen với giá 800 ngàn đồng/kg, anh đem về tự ấp trứng rồi đem thả vào mương vườn trồng mít để nuôi. Mô hình dễ thực hiện, ít vốn và đã cho thêm nguồn thu nhập hàng. năm 2023, anh Nhiên đã liên hệ mua thêm 30 kg trứng ốc bươu đen nữa, với giá năm nay thấp hơn chỉ 500.000 đồng/kg.

Anh Nhiên cho biết, trứng ốc được 15 ngày con giống đã nở hoàn toàn và anh đem đưa xuống vèo đến khi ốc được thành thục anh tiến hành thả cho ốc ra sống tự nhiên trong mương vườn để chăm sóc quản lý. Nuôi khoảng 5 tháng bắt đầu có ốc lớn thu hoạch bán, bình quân mỗi ngày anh thu hoạch và bán bình quân 500 ngày đồng/ngày, khoảng 15 triệu đồng/mỗi tháng. 

Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành khẳng định, đây là mô hình không những tận dụng hay xen canh cây con, ít vốn cho hiệu quả cao. Người dân biết cách sử dụng được tiềm năng và điều kiện sản xuất và biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng thực tế vào sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay nhằm góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và sản xuất an toàn bền vững.

Ngọc Diệp

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!