Sau nhiều năm nấp bóng tôm sú trên thị trường XK, đến hết tháng 9/2013, tôm thẻ chân trắng đã lần đầu tiên vượt qua tôm sú về giá trị XK, và đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của cả ngành thủy sản.
Bộ Tài chính vừa họp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cùng các doanh nghiệp trong ngành để tháo gỡ khó khăn về việc kê khai, khấu trừ và hoàn thuế GTGT.
Bên cạnh một số cơ hội mở ra thì những khó khăn đối với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm vẫn còn rất “nóng”. Nhiều DN đang xoay xở đủ cách mong tìm được lối thoát.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt nam (VASEP), xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường EU trong nửa đầu tháng 9/2013 đạt 13,2 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó Tây Ban Nha và Hà Lan là 2 nước NK nhiều nhất trong khối EU đều tăng lần lượt 12,2% đạt 2,1 triệu USD và 4,6% đạt 1,9 triệu USD.
Nhiều năm qua, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tôm sú luôn cao hơn tôm thẻ chân trắng trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành tôm Việt Nam. Song, điều ngược lại đã xảy ra trong năm 2013, tính đến giữa tháng 9/2013.
Hợp đồng ngày càng nhiều, giá mua cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam lại đang thiếu nguyên liệu trầm trọng.
Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…
3 năm nay, cá tra Việt Nam được tiêu thụ ngày càng nhiều tại Ấn Độ và đang là món ăn được ưa chuộng trong các nhà hàng.
Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 9 ước đạt 2,39 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2013 lên 20,45 tỷ USD, tăng 0,5% so cùng kỳ năm 2012.
Sản phẩm thủy sản sau thu hoạch trên thị trường tỉnh Quảng Bình gồm các mặt hàng quen thuộc với người tiêu dùng như: các loại cá, tôm, mực (cả hàng tươi, hàng khô và khô tẩm gia vị), nước mắm và sản phẩm dạng mắm.