(TSVN) – Dự kiến từ ngày 19 – 28/10/2022, đoàn của EC sẽ đến nước ta kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị về chống IUU – chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý.
(TSVN) – Rất nhiều nhà đầu tư đang săn lùng những công ty đang phát triển các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI). AI chính là yếu tố then chốt giúp chúng ta tiếp cận đích đến bền vững trong nuôi tôm.
(TSVN) – Ngày 19/9/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định 1090/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 – 2025, định hướng 2030”.
(TSVN) – Đối với ngành thủy sản: Các vấn đề công bằng giới và bình đẳng giới, đã được đưa lên hàng đầu, trong các nỗ lực về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG).
(TSVN) – Tài nguyên thiên nhiên đang suy thoái do nhiều tác động nội tại và khách quan như biến đổi khí hậu, công nghệ sản xuất không còn phù hợp. Kinh tế đang đòi hỏi chuyển đổi theo hướng xanh, phát triển gắn liền với bảo tồn tài nguyên.
(TSVN) – Người nuôi tôm trên toàn thế giới đang phải đối mặt thách thức trong nửa năm còn lại, do giá nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, người tiêu dùng tại một số thị trường trọng điểm của mặt hàng tôm như Mỹ và phương Tây thắt chặt chi tiêu vì lạm phát và thu nhập giảm.
(TSVN) – Ngày 16/8/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 985/QĐ-TTg ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.
(TSVN) – Một trong những động lực thúc đẩy người tiêu dùng bỏ tiền ra mua một sản phẩm thủy, hải sản là tính bền vững và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm đó. Với người tiêu dùng tại các nước phương Tây, thủy, hải sản đạt chứng nhận bền vững và giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe luôn là lựa chọn hàng đầu.
(TSVN) – Ngày 29/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030. Nêu từ năm 2021 bởi có việc quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản đã thực hiện từ năm 2021, còn các nội dung khác chủ yếu tiến hành từ năm 2022 và 2023.
(TSVN) – Lĩnh vực cung ứng nguyên liệu thô phục vụ ngành thức ăn chăn nuôi đang ngày càng trở nên sôi động. Ví dụ, chúng ta sản xuất khoảng 55 triệu tấn thức ăn thủy sản cho toàn cầu và để đạt được con số sản lượng như vậy, thì cần phải sử dụng khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu đạm động vật biển như bột cá, dầu cá và 50 triệu tấn nguyên liệu thô khác.
(TSVN) – Những tháng đầu năm nay, ngành tôm tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2021. Tổng cục Thủy sản tại hội nghị bàn về phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam tổ chức ở tỉnh Bạc Liêu ngày 15/7 cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng tôm nuôi tăng trên 10% và kim ngạch xuất khẩu tăng trên 40% so cùng kỳ năm 2021.
(TSVN) – Với tốc độ mở rộng liên tục như hiện nay, ngành thủy sản cần nhiều thay đổi mang tính mục tiêu hơn để xây dựng được một ngành khai thác và nuôi trồng đảm bảo các tiêu chí bền vững, công bằng và toàn diện hơn.
(TSVN) – Thống kê của FAO, hiện nay trên thế giới sản lượng thủy sản nuôi trồng đã tương đương khai thác và đang không ngừng tăng.
(TSVN) – COVID-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng ngay sau đó, chiến tranh tại Ukraine và lạm phát đã gây ra những biến động đột ngột trên thị trường thủy sản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xuống và hậu quả được cảm nhận rõ nét ngay trong quý đầu năm nay. Sức mua và sức tiêu thụ đều giảm vì chi phí sản xuất và giá thực phẩm tăng vọt. Giá các loại thủy sản trong tháng 2/2022 tăng gần 5% so cùng kỳ năm ngoái.