Những mô hình tiêu biểu

Chưa có đánh giá về bài viết

Nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2017 ghi nhận nhiều thắng lợi. Thành quả đó có sự đóng góp lớn từ các hình thức nuôi triển vọng, hiệu quả. Cùng điểm lại một số mô hình như thế.

Nuôi cá hồi tại Iceland   Ảnh: ST

Nuôi cá hồi tại Iceland Ảnh: ST

Nuôi cá hồi chấm hồng bền vững

Trang trại thủy sản Matorka ở Iceland được xây dựng và hướng đến trở thành mô hình trang trại nuôi cá hồi trên đất liền với chi phí tối ưu và mang tính bền vững nhất thế giới. 

Cá hồi chấm hồng được nuôi trong các bể chứa lớn với nhiệt độ nước duy trì ở mức 9 – 100C. Nhờ vào hệ thống tự động, ôxy được thêm vào nước khi cần thiết. Thức ăn cũng được phân phối tự động và các thành phần thức ăn chăn nuôi của trang trại đều từ những nguồn bền vững.

Thiết bị trong trang trại làm từ carbon trung tính và được thiết kế để hạn chế nguồn điện tiêu thụ. Thay vào đó, nó sử dụng năng lượng địa nhiệt bền vững tự nhiên để phục vụ quá trình vận hành. “Nhiệt độ nước được chế tác bằng cách sử dụng nước thải từ một nhà máy điện địa nhiệt địa phương, trong đó cho phép các trang trại giữ được nhiệt độ canh tác tối ưu quanh năm”, ông Arni Pall Einarsson, Giám đốc điều hành Matorka cho biết. Ngoài ra, trang trại còn sử dụng các quá trình tự nhiên khác, như nước được hút vào hệ thống bằng trọng lực, nguồn nước được lọc qua dung nham rồi chảy vào các bể chứa lớn… Cá nuôi tại đây không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh hoặc hóa chất nào nhờ nước được lấy ra từ nguồn nước ngầm.

“Mục đích của Matorka là sản xuất ra những con cá khỏe mạnh nhất. Sứ mệnh của chúng tôi là xây dựng mô hình trang trại bền vững và phát triển loài cá hồi chấm hồng mà không gây hại đến môi trường xung quanh” – Arni Pall Einarsson chia sẻ.                

Nuôi cá ngoài biển tại Mỹ

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản tại Mỹ đã tính toán một khu vực trang trại rộng bằng hồ Michigan diện tích khoảng 1,4 triệu km2 có thể đáp ứng nhu cầu hải sản hiện nay trên thế giới. Dự án quy mô lớn nhất thế giới này là sự chuyển biến đầy ngoạn mục của ngành thủy sản về cách thức nuôi. Với mô hình này, ngành hải sản nuôi trên thế giới hoàn toàn có thể đạt đích bền vững một cách dễ dàng. Điều khiến các chuyên gia trong ngành tin tưởng đó là công nghệ và sản phẩm đáng tin cậy và được đầu tư đúng hướng thị trường. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh, hạn chế của việc nuôi cá ngoài biển không phải diện tích mà là chi phí vận hành, sản xuất và vận chuyển. Đây là một trong những chi phí gây áp lực lớn đối với các nhà đầu tư, họ sẽ phải cân đối để sao cho đơn hàng trong các khu vực được vận chuyển đảm bảo và đúng với cam kết.

Nuôi tôm tuần hoàn tại Panama

Để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, người dân Panama và TS Bill McGraw đã triển khai giải pháp nuôi an toàn sinh học, hệ thống nuôi tôm tuần hoàn không thay nước nên tỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống còn 0% và phương pháp này được áp dụng tại nhiều vùng nuôi tôm ở Trung Mỹ và trên thế giới.

Mô hình này không giống như hầu hết tôm được nuôi trên toàn thế giới, không sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong quá trình chế biến tôm. Và không giống như bất kỳ tôm nuôi tại Mỹ, tại Panama tôm được thu hoạch mỗi năm 1 lần trong nhà kính. Hệ thống sử dụng ao lót bạt và tái chế chất thải từ tôm nuôi; trong hệ thống tuần hoàn có kết hợp cá và chu trình nuôi hoàn toàn khép kín. Trang trại bao gồm các module thương mại với diện tích 40 ha có thể sản xuất ra nhiều tôm như hiện nay ở Panama và cung cấp trên 1.000 công ăn việc làm ở tỉnh Chiriqui. Phương pháp canh tác mới không có bất kỳ tác động đến môi trường, vì không xả bỏ bất kỳ chất nước giàu dinh dưỡng từ ao tôm. Hệ thống này hoàn toàn an toàn sinh học, vì không có sự trao đổi nước mới và thay nước nên dịch bệnh không có cơ hội xâm nhập.

Tùng Bách (Tổng hợp)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!