T6, 24/11/2023 07:58

Kiểm soát vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và các chủng Vibrio khác có khả năng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi bằng sản phẩm EMS Controlac

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước có trên 1.612 ha tôm nuôi tại 6 tỉnh bị thiệt hại, trong đó, 688 ha bị thiệt hại do dịch bệnh, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022. Các bệnh gây hại chính trên tôm nuôi là: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô và bệnh do Vi bào tử trùng. Trong đó, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra ngày càng trầm trọng hơn.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng (TTCT) và cả tôm sú gây ra bởi độc tố PirAB do chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp) tiết ra chứa plasmid độc lực pVA1, nó có thể gây tử vong từ 70 – 100% số lượng tôm nuôi nhiễm bệnh và gây thiệt hại kinh tế lớn, dẫn đến những mất mát, tổn thất nặng nề trong ngành nuôi tôm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. 

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm với các biểu hiện các bệnh lý như: Ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, chậm lớn, ruột không có thức ăn, gan tụy bị teo, nhợt nhạt và có các vệt màu đen. 

Sản phẩm EMS-Controlac của Công ty TNHH Thuốc thú y Á Châu

Nguyên nhân 

Nguyên nhân trực tiếp 

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, không chỉ có Vibrio parahaemolyticus mà còn có nhiều chủng Vibrio mới như Vibrio harveyi, V. owensii, V. campbellii, and V. punensis có khả năng mang gen để sản xuất độc tố PirAB. 

Nguyên nhân gián tiếp 

Chứng bệnh này liên quan nhiều đến việc kiểm soát và quản lý môi trường ao nuôi tôm. Bệnh có thể diễn tiến với mức độ nghiêm trọng hơn khi môi trường ao nuôi tôm bị ô nhiễm, đất nền ở đáy ao có phèn, lượng ôxy hòa tan thấp, sử dụng hóa chất nhiều trong ao nuôi, màu nước không ổn định, dịch bệnh khác phát triển. Vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh và tôm sẽ chết rất sớm chỉ trong vòng 30 ngày sau khi thả nuôi trong ao. 

EMS Controlac được sử dụng tại ao nuôi và khuẩn lạc của các vi khuẩn vibrio spp (Nguồn: Công ty Á Châu và Công ty Titan biotech)

Trị bệnh bằng kháng sinh 

Do các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp) gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) có khả năng kháng với nhiều loại kháng sinh. Trong đó, tỷ lệ kháng với Amoxilin và Ampicillin lần lượt là 80%, 85% và 78%, 72% và trong tương lai sẽ kháng tiếp các kháng sinh còn lại. Nên việc sử dụng kháng sinh để trị bệnh sẽ hết sức thận trọng vì hiệu quả sẽ không cao. 

Người nuôi sẽ tăng liều hay dùng kháng sinh khác, có thể sẽ gây trầm trọng thêm vấn đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp) gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). 

Vibrio spp. trong nước và trong thân tôm ở các ao nuôi TTCT thương phẩm

Phòng bệnh bằng kiểm soát sinh học 

Ngoài xử lý kháng sinh, để hạn chế tác hại của Vibrio parahaemolyticus, có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh học để quản lý và kiểm soát nguồn nước, đất đáy trong ao nuôi tôm, đảm bảo môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm bằng các bổ sung các chủng vi khuẩn vừa xử lý thức ăn thừa, vừa có khả năng ức chế sự phát triển của các chủng Vibrio parahaemolyticus và các chủng Vibrio khác như Vibrio harveyi, V. owensii, V. campbellii, V. punensis có khả năng gây bệnh. 

Sản phẩm EMS Controlac chứa 2 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus lichenformis đã được chứng minh là có khả năng làm sạch thức ăn thừa trong môi trường đáy ao/bạt và đồng thời kìm hãm sự phát triển của các chủng Vibrio parahaemolyticus gây bệnh trong môi trường đáy ao và bùn đáy ao. Hai chủng vi khuẩn này có khả năng kìm hãm mật số vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus luôn ở mức thấp ít có khả năng gây hại cho tôm. 

Đánh giá thực trên ao nuôi 

Ao nuôi theo phương thức 2 giai đoạn có sử dụng EMS controlac như một giải pháp áp chế sự phát triển của vi khuẩn VP trên TTCT có diện tích nuôi: Ao 1 là 1.500 m2, ao 2 là 1.550 m2 và ao đối chứng là 1.480 m2 tại tỉnh trà Vinh, có mật độ thả nuôi giai đoạn 1 là 300 con/m2 và mật độ thả nuôi giai đoạn 2 là 130 con/m2

Sử dụng EMS Controlac như giải pháp sinh học áp chế sự phát triển của Vibrio parahaemolyticus trong ao nuôi với liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. 

Sau thời gian nuôi kiểm tra mật số vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (khuẩn gan tụy), và Vibrio tổng số (khuẩn vàng, xanh), khuẩn phân trắng: Vibrio vulnificus, Vibrio cholerae, Vibrio alginolyticus (xanh, trắng) theo từng giai đoạn và kết quả được thể hiện ở Bảng 1. 

Kết quả từ Bảng 1 cho thấy: Vibrio parahaemolyticus không xuất hiện trong nước nuôi và tôm. Vibrio parahaemolyticus có khuẩn lạc có màu tím khi đếm trên môi trường Chromagar trong nước nuôi và trong tôm ở các ao nuôi có sử dụng EMS Controlac ở cả 2 giai đoạn nuôi. Trong khi đó ở ao đối chứng tỷ lệ vi khuẩn này xuất hiện khá cao trong nước lần lượt là 120 cfu/mL ở giai đoạn 1 và 250 cfu/mL ở giai đoạn 2. 

Bên cạnh đó, mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số và Vibrio gây phân trắng có xuất hiện trong nước nuôi ở các ao xử lý bằng EMS Controlac đều thấp hơn ao đối chứng. Ở các ao xử lý bằng EMS Controlac mật độ vi khuẩn vàng xanh (Vibrio tổng số) ở ao 1, ao 2 lần lược là 180, 220 (cfu/mL) trong giai đoạn 1 và 170, 250 (cfu/mL) trong giai đoạn 2. Song song đó, mật số của vi khuẩn Vibrio gây phân trắng cũng được ghi nhận ở ao 1, ao 2 lần lược là 100, 180 (cfu/mL) trong giai đoạn 1 và 160, 230 (cfu/mL) trong giai đoạn 2. Các mật độ này đều dưới ngưỡng cảnh báo dịch bện do Vibrio gây ra trong quá trình nuôi tôm. 

Ở ao đối chứng, mật số vi khuẩn vàng, xanh và vi khuẩn phân trắng rất cao lần lược là 1.860 và 1.190 (cfu/mL) ở giai đoạn 1 và lớn hơn 2.000 (cfu/ mL) ở giai đoạn 2. Đồng thời, có xuất hiện Vibrio parahaemolyticus trong nước nuôi mật số lần lược là 120 và 250 (cfu/mL) đều vượt ngưỡng cảnh báo dịch bệnh do Vibrio sp tạo ra. 

Ngoài ra, trong nước nuôi còn thấy xuất hiện tảo lục, tảo khuê, tảo giáp tảo lam. Trong đó, mật số tảo khuê xuất hiện rất cao chứng tỏ là môi trường nước thuận lợi. 

Kết luận 

Kiểm soát sự phát triển của Vibrio parahaemolyticus cũng như các chủng Vibrio khác không chỉ có phương pháp dùng kháng sinh để tiêu diệt chúng mà còn có thể sử dụng phương pháp áp chế sự phát triển của chúng trong môi trường bằng chế phẩm sinh học. 

Chế phẩm EMS Controlac với hai loại vi khuẩn là Bacillus subtilis và Bacillus lichenformis vừa có khả năng phân giải hữu cơ đáy ao làm giảm ô nhiễm và làm giảm nguồn thức ăn của các vi khuẩn gây bệnh vừa có khả năng cạnh tranh sinh học áp chế sự phát triển của các chủng Vibrio sp trong đáy ao. Từ đó làm giảm khả năng gây bệnh của chúng lên tôm nuôi. 

CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!