Bổ sung Bacillus subtilis vào thức ăn của cá chép có thể nâng cao hiệu suất tăng trưởng và hỗ trợ sức khỏe của cá cùng khả năng kháng ôxy hóa hệ đường ruột, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào kháng sinh.
Ảnh minh họa
Vai trò
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nanchang, Trung Quốc, Đại học Idaho, Mỹ và Trung tâm Nuôi thử nghiệm thủy sản Hagerman tại Mỹ đã bổ sung prebiotic và probiotic gồm Beta-Glucans và Bacillus subtilis (B.subtilis) vào chế độ ăn của cá chép nuôi tại Bành Trạch, Giang Tây, Trung Quốc để đánh giá hiệu quả của hai chất này với hiệu suất tăng trưởng, chất lượng thịt, khả năng miễn dịch và tình trạng kháng ôxy hóa của cá.
Sau 70 ngày cho ăn thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện B.subtilis thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng tốt hơn hẳn các chế độ ăn thông thường khác. Kết cấu cơ thịt ở nhóm cá ăn bổ sung cũng được cải thiện đáng kể thông qua độ dai, chắc của thớ thịt.
Nhiều nghiên cứu trước đây trên các đối tượng thủy sản nuôi đều phát hiện prebiotic có khả năng cải thiện hoạt tính kháng khuẩn, tăng khả năng kháng ôxy hóa, giảm sự hình thành các gốc tự do có ôxy (ROS) và nâng cao miễn dịch cho vật nuôi. Trong khi, probiotic là các lợi khuẩn hỗ trợ nội cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá việc sử dụng Beta-Glucans hoặc B.subtilis trong khẩu phần ăn của cá chép nuôi tại Bành Trạch.
Kết quả khả quan
Trong các nghiệm thức, cá chép giống được cho ăn 1 trong 3 khẩu phần suốt 70 ngày. Các khẩu phần này gồm bột cá, khô đậu, bột hạt bông và khô cải – là các nguồn protein chính; dầu cá và dầu đậu nành là nguồn chất béo chính cùng với gluten mỳ và bột mỳ để cung cấp carbonhydrate.
Các khẩu phần ăn được đánh giá gồm khẩu phần đối chứngbổ sung 1 g/kg Beta-Glucans (nhóm BG) và khẩu phần bổ sung 1×109 CFU/kg Bacillus subtilis (nhóm BS).
Beta-Glucans nấm men đều là những nguồn nguyên liệu sẵn có và toàn bộ thức ăn thử nghiệm đều được nén thành viên 3 mm. Cá chép được thuần hóa cho hợp các điều kiện môi trường thử nghiệm trong 3 tuần và cho ăn theo chế độ cơ bản. Cá được cân trọng lượng vào thời điểm bắt đầu và kết thúc thử nghiệm. Sau khi thu hoạch, cá được cân trọng lượng một lần nữa, lấy mẫu máu và đánh giá các chỉ số HSI (tỷ lệ giữa trọng lượng của khối gan tụy so với trọng lượng cơ thể) và VSI (chỉ số nội tạng) cùng các yếu tố điều kiện. Một số con cá khác được phân tích mẫu máu, gan và ruột để đánh giá hoạt tính enzyme, chất lượng thịt.
Cuối giai đoạn thử nghiệm, cá được ăn bổ sung phụ gia đạt trọng lượng và tỷ lệ tăng trưởng riêng cùng chỉ số HIS cao hơn. Cá ở nhóm BG đạt chỉ số VSI cao nhất, còn nhóm BS có tỷ số VSI thấp nhất. Nhưng, protein thô, lipid và tro không bị biến đổi.
Các kết quả thí nghiệm đã chỉ ra B.subtilis nâng cao hiệu suất tăng trưởng bằng cách gia tăng hoạt tính của enzyme tiêu hóa và cải thiện hình thái học đường ruột. Bổ sung Beta-Glucan và B.subtilis vào khẩu phần ăn của cá chép đã cải thiện đáng kể chất lượng thịt, miễn dịch đáp ứng và tình trạng kháng ôxy hóa của cá. Sử dụng phụ gia thức ăn cũng biến đổi kết cấu của fillet. Hoạt tính của enzyme lactate dehydrogenase (LDH) đã giảm ở nhóm cá BG còn nhóm cá BS đạt lượng glucose cao nhất (GLU). Nhưng ở cả hai nhóm ăn bổ sung đều có lượng nitơ của ure trong máu (BUN) và ammonia thấp hơn nhóm không ăn phụ gia nói trên.
Mi Lan (Tổng hợp)