Chủ đề chính của các diễn đàn nuôi tôm hiện nay là tình trạng thừa cung và giá thu mua tại ao giảm mạnh. Trong khi vào những năm trước, các thảo luận này chỉ tập trung vào dịch bệnh và ảnh hưởng của chúng đến quá trình sản xuất. Sau đây là những giải pháp chính được đưa ra nhằm giúp ngành công nghiệp còn non trẻ này thích ứng tốt hơn với thị trường đầy biến động hiện nay.
Nghiêm cứu thành phần nguyên liệu mới tại Skretting Na Uy Ảnh: SK
Phát triển quy trình nuôi
Trong quan hệ cung – cầu, việc sụt giảm nguồn cung sẽ dẫn đến sự gia tăng về giá. Đối với nghề nuôi tôm, xu hướng này thúc đẩy các hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, thiết lập vùng nuôi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào hệ thống hiện tại nhằm tối đa năng suất. Tuy nhiên, sự kết hợp của chúng đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn cung tôm cho thị trường thế giới trong hai năm qua, nhưng trong khi sản lượng đang tăng lên thì chi phí sản xuất cũng ngày một cao.
Lịch sử phát triển của ngành NTTS cho thấy, sau mỗi giai đoạn nguồn cung cấp tôm sụt giảm khiến giá tôm tăng cao, sự đổi mới đã nhanh chóng tạo ra giai đoạn tăng trưởng vượt bật của nguồn tôm cung cấp ra thị trường. Hiện nay, chúng ta đang trải qua giai đoạn tăng trưởng nhưng phần lớn sự tăng trưởng này không phải thông qua đổi mới mà bằng cách mở rộng diện tích sản xuất, tăng mật độ thả nuôi; vì vậy đây có thể là một hướng phát triển chưa phù hợp và có tính bền vững kém.
Sự thay đổi cần thiết là tăng hiệu quả sản xuất trên diện tích hiện tại, tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng và ứng dụng triệt để các bước tiến trong di truyền học, di truyền tạo ra vật nuôi có khả năng chống chịu tốt hơn với nhiều mầm bệnh, giảm rủi ro về dịch bệnh và hiện đại hóa các trại giống nhằm sản xuất ra ấu trùng khỏe mạnh hơn. Cần đầu tư hơn vào việc tạo ra các câu chuyện thị trường và các sản phẩm tôm khác biệt. Khoa học về dịch bệnh trên tôm sẽ không chỉ dừng ở chẩn đoán bệnh chính xác, mà còn hướng tới chẩn đoán phòng ngừa dựa trên tình trạng sức khỏe của tôm và ao của bạn.
Sự tăng trưởng của nguồn cung có thể không phải là một đường thẳng, nhưng đó là yếu tố tạo động lực để mở rộng và giảm chi phí sản xuất, hướng đến mô hình phát triển bền vững của ngành tôm. Thay đổi tiếp theo sẽ là sản xuất nhiều tôm hơn với ít tài nguyên và nguồn lực hơn. Trong đó, Thái Lan là một ví dụ điển hình. Năm 2010, ngành công nghiệp nuôi tôm của Thái Lan đã sản xuất ra 640.000 tấn (MT) trên 45.000 ha mặt nước, tương đương với năng suất 14.000 kg/ha/năm. Vào năm 2017, chỉ với 10.000 ha ao nuôi, họ đã sản xuất được 340.000 tấn tôm, nâng suất tăng gấp 2 lần.
Dinh dưỡng
Skretting là công ty tiên phong về nghiên cứu các nguyên liệu mới và các thành phần chức năng để cung cấp năng lượng cho vật nuôi thủy sản. Chế độ dinh dưỡng hợp lý chứa các thành phần chất lượng cao này sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất thức ăn và người nuôi, tăng cường khả năng cạnh tranh và xây dựng nghề nuôi bền vững.
Skretting đã từng bước hoàn thiện kiến thức của mình về những thành phần đặc biệt có khả năng nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn tôm hiện tại và góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất và sức khỏe của tôm. Tiêu biểu như thành phần hỗ trợ miễn dịch Beta-glucan được bổ sung vào tất cả các dòng sản phẩm thức ăn của Skretting như Mega, Gamma, Sapphire, Tomboy, Xpand… nhằm tăng cao sức đề kháng của tôm, giảm rủi ro thất thoát do dịch bệnh. Năm 2018, Skretting đã cho ra mắt thành công sản phẩm thức ăn Lorica – một dòng sản phẩm chuyên biệt chứa các nguyên liệu giúp giảm độ pH đường ruột của tôm, ức chế và làm giảm số lượng vi khuẩn có hại, do đó ngăn chặn sự liên kết giữa các vi khuẩn với nhau và giảm thiểu tác động của chúng.
Thành phần đạm thủy phân là một giải pháp hữu hiệu giúp các nhà sản xuất thức ăn chuẩn hóa hiệu suất của thức ăn. Hàm lượng peptide cao và axit amin tự do là những yếu tố chính cho chế độ ăn cân bằng và được tôm hấp thu tốt, nhờ đó giảm chất thải và ô nhiễm nước. Các thành phần này được chọn lọc và sử dụng linh hoạt để tạo ra những sản phẩm thức ăn thúc đẩy tốc độ phát triển như Tomboy Tăng Trọng (cho tôm sú), Xpand (cho TTCT). Các dòng sản phẩm này không chỉ chứa hàm lượng đạm vượt trội mà còn có hàm lượng từng loại axit amin thiết yếu, đáp ứng cho sự phát triển tối đa của tôm có trọng lượng từ 5 g trở lên.
Ở khu vực Mỹ Latinh, ngành sản xuất tôm tại đây hiện đang tập trung vào các xu hướng mới trong sản xuất, ứng dụng khoa học, công nghệ và các chỉ tiêu về chất lượng. Ngành sản xuất tôm nơi đây được cho là rất đa dạng. Sản xuất ở khu vực lân cận đang dần ổn định sau một vài năm hỗn loạn, trong khi ngành công nghiệp ở Ecuador đang phát triển mạnh mẽ và tăng sản lượng hàng năm. Năm 2017, Ecuador đã xuất khẩu khoảng 450.000 tấn tôm trị giá hơn 3 tỷ USD, tăng 16% so năm 2016. Do đó, các nhà sản xuất thức ăn hàng đầu thế giới đang ra sức tăng cường hiện diện ở Ecuador và Skretting tự hào là một trong những nhà cung cấp thức ăn chất lượng cao được ưa chuộng nhất tại thị trường này.
Đầu tư
Ngành tôm của châu Á hiện đang thu hút rất nhiều quan tâm từ giới đầu tư trên toàn thế giới. Nhiều phân tích và thảo luận được thực hiện nhằm hiểu hơn những thách thức trong thời gian qua đã kìm hãm sức hút của thị trường này. Đối với người nuôi tôm tìm kiếm vốn, các giải pháp này bao gồm tập trung nhiều hơn vào cải thiện nguồn lực hiện có, quản lý rủi ro dịch bệnh, chú trọng truy xuất nguồn gốc, thấu hiểu các yêu cầu khác mà người tiêu dùng quan tâm (an toàn vệ sinh thực phẩm, hương vị, màu sắc…) và bảo vệ môi trường.
Thành công của ngành công nghiệp sản xuất cá hồi ở Na Uy là một minh chứng cho kết quả khi công ty nuôi trồng chuyên nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực thủy sản. Nếu có thể lặp lại những bước tiến chủ chốt trong thành công của ngành cá hồi Na Uy, thì ngành nuôi tôm của châu Á sẽ là điểm đến tiếp theo của các nhà đầu tư về thực phẩm/thức ăn, cho phép các nhà sản xuất tôm tư nhân theo đuổi các đợt tăng vốn hấp dẫn hơn từ thị trường.
Thanh Trúc – Skretting Vietnam