(TSVN) – Năm 2022 đánh dấu một bước phát triển rực rỡ của ngành thủy sản Việt Nam trên hầu hết các phương diện, sản xuất thắng lợi, xuất khẩu bùng nổ, thị trường rộng mở… Dư địa của ngành thủy sản vẫn còn rất lớn, sự phát triển hiện nay vẫn chưa thật sự tận dụng được hết những lợi thế vốn có. Nhằm khai thác tối ưu tiềm năng, khắc phục tốt những tồn tại, ngành thủy sản nước ta một năm qua đã có thêm những quyết sách mang tính chiến lược, đạt hiệu quả sâu rộng.
(TSVN) – Năm 2022, toàn ngành thủy sản Việt Nam đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp và việc “đổi mới tư duy” để vượt qua khó khăn, thách thức từ các “tình huống bất bình thường” của thực tiễn sản xuất kinh doanh, nhằm đạt các mục tiêu phát triển. Cùng Thủy sản Việt Nam điểm lại 10 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản trong một năm với vô vàn thách thức.
(TSVN) – Là một trong những hiệp hội ngành hàng quan trọng của ngành nông nghiệp, những năm qua Hội Nghề cá Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thủy sản và là chỗ dựa đáng tin cậy của nông dân, ngư dân cả nước. Trong nhiệm kỳ (2022 – 2027), Hội chủ trương sẽ có những thay đổi một cách toàn diện, mục đích nhằm đưa hoạt động Hội ngày càng sát với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, trở thành chỗ dựa vững chắc và luôn đồng hành sát cánh cùng hội viên, doanh nghiệp. Cùng Thủy sản Việt Nam lắng nghe chia sẻ của TS Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam xung quanh vấn đề trên.
(TSVN) – Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) được thông qua ngày 30/04/1982, chính thức mở ký vào ngày 10/12/1982 tại quốc đảo Jamaica và có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Đây là một trong những văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất về biển (đại dương) và là một “bước ngoặt” lịch sử trong đời sống pháp luật đại dương quốc tế.
(TSVN) – Thu hút đầu tư của doanh nghiệp, liên kết tạo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ mới, tiếp sức bằng cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước…; là những bước đi cần thiết để nâng tầm nghề nuôi biển theo hướng công nghiệp, phát triển bền vững.
(TSVN) – Gần đây, người nuôi tôm đã phải đương đầu với đại dịch COVID-19 và vô số thách thức liên quan cùng những bất ổn của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là chi phí thức ăn tăng cao cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi và các rủi ro dịch bệnh khác. Là một thành phần trong chuỗi giá trị, các nhà sản xuất thức ăn đóng vai trò lớn trong việc tìm lại trạng thái cân bằng, hỗ trợ người nuôi tôm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận.
(TSVN) – Phần lớn các thị trường nhập khẩu tiềm năng trên thế giới đều yêu cầu một số tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo sản xuất tôm an toàn và bền vững. Các chứng nhận quốc tế được đánh giá cao trong việc chứng minh các yêu cầu này đối với trang trại. Việc tuân thủ và đạt được các tiêu chuẩn hiện đang là xu thế tất yếu để các nhà sản xuất tôm có thể vươn mình hơn nữa ra toàn cầu.
(TSVN) – Đại dịch COVID-19 đã làm chao đảo nền kinh tế thế giới, giao thương thủy sản cũng không thể tránh khỏi những tác động trực tiếp. Hậu COVID-19, khi thế giới mở cửa lưu thông trở lại, “dòng chảy” thương mại ngành hàng này cũng đã xoay chiều.
(TSVN) – Sản lượng tôm toàn cầu năm 2021 và nửa đầu năm 2022 đã tăng cao hơn, trong đó Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia là những điểm sáng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh giữa tôm Mỹ Latinh và tôm châu Á ngày càng gay gắt.
(TSVN) – Việc thúc đẩy các tuyến đường không carbon đã đạt được sức hút kể từ Hội nghị COP26, nhưng những tiến bộ trong cơ sở hạ tầng cảng và nhiên liệu không phát thải mới là chìa khóa để hiện thực hóa tiềm năng này.